Hiện nay, acid được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực, ngành nghề trong đời sống. Trong quá trình sử dụng acid dù không muốn những vẫn có thể gặp rủi ro bị phỏng acid: tai nạn lao động, bị tạt acid… Có rất nhiều loại acid mạnh là các acid vô cơ như H2SO4, HNO3, HCl… Trong số đó acid để gây tội ác (tạt kẻ thù) là acid H2SO4 đậm đặc hơn 95%. Acid H2SO4 có tính háo nước rất cao, lấy mất phân tử nước của tế bào da làm tế bào cháy chỉ còn lại Carbon, Nitrogen nên có màu đen làm phỏng và gây sẹo. Nếu không may bị phỏng acid thì hãy tham khảo các cách sau đây:
1. Dính acid vào mắt (Eye Contact):
– Nếu có đeo contact lens thì gỡ lens ra
– Rửa với nước ít nhất là 15 phút, có thể dùng nước lạnh
– Sau đó đi đến bệnh việc hoặc các trung tâm y tế ngay lập tức
2. Dính vào da mức độ nhẹ (Skin Contact):
– Cởi bỏ ngay các trang phục, giày dép bị dính acid
– Rửa vết phỏng với nước ít nhất là 15 phút, có thể dùng nước lạnh
– Sau đó đi đến bệnh việc hoặc các trung tâm y tế ngay lập tức
– Trang phục, giày dép bị dính acid phải rửa sạch rồi giặt thật kỹ trước khi sử dụng lại.
3. Dính vào da mức độ nặng (Serious Skin Contact)
Tình trạng nghiêm trọng khi bị tạt acid hoặc vùng da tiếp xúc với acid rộng, cần xử lý khẩn cấp.
– Cởi bỏ ngay các trang phục, giày dép bị dính acid
– Đặt nạn nhân nằm hướng xuống cho dung dịch chảy xuống đất, tránh chạy lung tung gây tổn thương nghiêm trọng thêm, lan rộng thêm.
– Di chuyển nạn nhân ra khỏi vùng nguy hiểm vừa bị, tránh lấy tay đụng vào trực tiếp vì chúng ăn da rất mạnh.
– Tuyệt đối không được rửa nước liền vì acid có tính hút nước rất cao, khi gặp nước sẽ toả nhiệt càng làm nghiêm trọng vết phỏng hơn. Nếu chỉ dính 1 ít acid và diện tích da tiếp xúc acid ít thì nước có thể trôi đi acid nhanh chóng. Tuy nhiên nếu tiếp xúc nhiều thì cần phải thấm hút acid trước.
– Dùng vải khô, bột khô hoặc khăn giấy để thấm hút dung dịch càng nhanh càng tốt.
– Sau khi đã thấm hút hết acid ra khỏi vùng da thì mới rửa nước và chuyển đến bệnh viện hoặc các trung tâm y tế gần nhất.
4. Hít phải acid (Inhalation)
Thường gặp ở H2SO4 và đặc biệt là HCl (còn được gọi là acid Khói).
– Sơ cứu bằng cách đưa nạn nhân đến nơi thoáng đãng hơn để hít thở không khí.
– Nới rộng trang phục, thắt lưng…để nạn nhân dễ thở
– Nếu khó thở hoặc không thở thì dùng biện pháp truyền oxi (nếu có phương tiện) hoặc hô hấp nhân tạo rồi chuyển ngay đến bệnh viện hoặc các trung tâm y tế gần nhất. Lưu ý, người thực hiện hô hấp nhân tạo có thể cũng sẽ bị ảnh hưởng nhẹ bởi hơi acid trong người nạn nhân nên cũng cần phải súc miệng lại thật kỹ và tiếp nhận hỗ trợ y tế nếu cảm thấy khó chịu.
5.Nuốt phải acid (Ingestion)
– Trường hợp này đặc biệt nghiêm trọng. Tuyệt đối không được cố gắng nôn ra (trừ phi cơ thể tự nôn ra) và không đưa bất kì vật gì vô miệng nạn nhân mà phải chuyển đến bệnh viện hoặc các trung tâm y tế gần nhất.
– Nếu nuốt phải 1 lượng lớn acid thì tránh di chuyển, hãy nằm yên tại chỗ và đợi sự cấp cứu của bác sĩ.
Acid độc hay lành đều phụ thuộc vào cái tâm và cách sử dụng của mọi người. Hi vọng mọi người khi ứng dụng acid vào cuộc sống hãy thật cẩn thận để tránh những rủi ro đáng tiếc./.
(Thanh Phong DHC)